BẬT MÍ BÍ QUYẾT CHỌN SƠN EPOXY

Sơn epoxy hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên các đơn vị thi công sẽ dựa vào những yếu tố gì để phân loại sơn epoxy? Để bắt kịp với xu hướng hội nhập và phát triển, sử dụng sơn nền epoxy thay thế cho đá lát hoặc xoa hardener là điều tất yếu. Vậy nên việc tìm hiểu các dòng sơn epoxy là việc cần thiết giúp bạn lựa chọn được đúng dòng sản phẩm để sơn sàn công nghiệp chất lượng.

Phân loại sơn epoxy theo chức năng và cấu tạo?

Sơn epoxy có đặc điểm khác sơn nước hay sơn dầu là bề mặt sơn có khả năng chịu lực, chịu va đập cao vì có chứa thành phần đóng rắn hardener, mức độ liên kết của màng sơn rất tốt. Người ta thường phân loại sơn epoxy theo chức năng và thành phần cấu tạo để thi công cho sàn bê tông hoặc kết cấu sắt thép.

– Theo chức năng:

Sơn epoxy có 2 dạng cơ bản đó là hệ epoxy lớp mỏng, mỗi lớp dày tối đa là 0.05 mm (50µm), và hệ epoxy lớp dày hay hệ sơn epoxy tự san phẳng, tự căn bằng chỉ sử dụng cho bề mặt phẳng chứ bề mặt đứng không sử dụng được loại này, sơn theo chiều dày khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và tài chính, độ dày chuẩn nhất là 3mm (3000µm).

– Theo thành phần cấu tạo:

Sơn epoxy gồm sơn gốc nước và sơn epoxy gốc dầu (gốc dung môi). Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại này là thành phần cấu tạo nên nó: hệ gốc nước thì an toàn cho người sử dụng và thi công, hệ gốc dung môi độc hại hơn, nhưng độ bóng và độ bám dính tốt hơn nhiều sơn với gốc nước.

Từ cách phân loại sơn epoxy, nhà thi công sẽ có biện pháp thi công thích hợp nhất

Theo cách phân loại sơn epoxy ở trên thì loại sơn này được sử dụng cho những bề mặt cần có khả năng chịu tải trọng, chịu va đập hay mài mòn. Dưới đây là một số lĩnh vực sử dụng sơn epoxy nhiều nhất:

– Sơn epoxy cho sàn bê tông như sàn nhà xưởng hay tầng hầm. Sau khi đổ bê tông xong, sau 28 ngày cho bê tông khô hẳn (bê tông đạt cường độ và hơi nước trong bê tông bay hết) thì tiến hành sơn phủ epoxy. Nếu sàn bê tông bị hơi ẩm (≥5%) từ dưới lên thì bắt buộc phải chống ẩm trước rồi mới sơn epoxy lên.

– Sơn epoxy chống thấm như bể nước sạch, bể nước thải bằng bê tông hoặc bằng kim loại, bể chứa hóa chất,… Ngoài ra sơn epoxy chống thấm còn dùng chống thấm cho sàn mái lộ thiên và không lộ thiên.

Sơn epoxy cho kết cấu sắt thép như: sàn thép, khung kèo théo, tàu biển, máy móc,… hay những công trình đòi hỏi độ bền cao, khả năng chịu thời tiết, chịu nước mặn, chịu va đập thì phải sử dụng epoxy 2 thành phần chứ không thể sử dụng sơn dầu Alkyd được.

Trước khi phủ lớp sơn hoàn thiện epoxy này lên thì phải sơn lót epoxy chống rỉ 2 thành phần trước, sau đó mới phủ hoàn thiện, đối với những bề mặt ngoài trời thì dùng sơn gốc urethane – polyurthane hay sơn PU.

Greenzone là đơn vị thi công sơn epoxy chuyên nghiệp nhất hiện nay

Thi công sơn epoxy cho các công trình nhà xưởng, tầng hầm, phòng sạch,… là giải pháp mang đến những hiệu năng đặc thù và đảm bảo về các tiêu chuẩn quốc tế cũng như trong nước tại các nhà xưởng công nghiệp hiện nay.

Greenzone là đơn vị chuyên thi công sơn sàn nhà xưởng trọn gói tại Hà Nội  và các tỉnh thành phía Bắc. Với hơn 10 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã và đang nỗ lực không ngừng để tạo nên những bề mặt sàn epoxy với chất lượng cao nhất từ các điều kiện sẵn có của mình như:

Kinh nghiệm và tay nghề cao: đội ngũ thợ thi công với tay nghề cao sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho bạn một sàn epoxy bền – đẹp – chất lượng.

Có hệ thống máy móc và thiết bị hiện đại: để có thể tạo nên một sản phẩm sàn nhà epoxy phải trải qua rất nhiều công đoạn xử lý tỉ mỉ và công phu vì vậy luôn đòi hỏi phải có các máy móc và công cụ cần thiết cho việc thi công.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thi công sơn sàn epoxy hãy liên hệ ngay với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng không gian xanh Greenzone để được tư vấn, hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp nhất!

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:

- HOTLINE: 094 5555 388
- Địa chỉ: Ô 32, liền kề 16, Khu đô thị mới An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
- Tel: 0246 6743 888
- Email: greenzone.0505@gmail.com