Hướng dẫn cách thi công sơn Epoxy cho khu vực ẩm thấp

Sơn epoxy cho khu vực ẩm thấp là biện pháp sơn sàn công nghiệp đòi hỏi cao về các yêu cầu kỹ thuật thì mới có thể tạo ra một công trình đạt chất lượng cao. Vì vậy, khi lựa chọn dòng sản phẩm, biện pháp thi công hay chuẩn bị bề mặt… tất cả đều cần phải hết sức chú ý. Dưới đây Đại Gia Vinh sẽ giới thiệu cụ thể về kĩ thuật sơn epoxy ở môi trường ẩm ướt. Mong rằng bạn sẽ hiểu kỹ hơn về vấn đề này và tránh được các rủi ro không đáng có.

Cần phải chuẩn bị gì trước khi thi công sơn epoxy cho khu vực ẩm thấp?

Sơn epoxy được xem là loại sơn công nghiệp thường được sử dụng cho những công trình lớn giúp mang lại nhiều ưu điểm tuyệt vời. Sàn thi công sơn epoxy sẽ có khả năng chịu lực tốt, chống ẩm, chống trơn trượt tốt, an toàn đi lại, đồng thời tạo một không gian làm việc chuyên nghiệp hơn.

Sơn epoxy cho khu vực ẩm thấp sẽ không hề đơn giản vì đây rõ ràng không phải là điều kiện lý tưởng để thi công sơn epoxy. Đó là chưa kể đến những trường hợp phải đối mặt với tình trạng mưa ẩm hoặc thời tiết lạnh. Vì vậy, trước khi tiến hành sơn epoxy cho khu vực ẩm thấp, bạn nên kiểm tra các chi tiết kỹ thuật về nhiệt độ, độ ẩm, điểm sương của từng lớp sơn. Tùy vào từng loại bề mặt cần sơn mà sẽ có những yêu cầu về lớp sơn lót epoxy khác nhau. Lưu ý, không nên sơn sàn epoxy khi độ ẩm sàn lớp hơn 85% hoặc nhiệt độ dưới 5oC.

Ngoài ra, bạn phải chú ý bề mặt sàn phải khô hoàn toàn, yêu cầu bền mặt sàn phải đạt độ bằng phẳng cao, không bám bụi bẩn, dầu mỡ… vì những điều này là nguyên nhân khiến cho lớp sơn epoxy sẽ nhanh bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng. Do đó, tốt nhất là nên tuân thủ theo đúng nguyên tắc thi công nhất là những công trình đặc biệt để sàn sơn epoxy đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Hướng dẫn cách thi công sơn epoxy cho khu vực ẩm thấp đẹp và chuẩn nhất

Nếu bạn có ý định thi công sơn epoxy cho khu vực ẩm thấp, hãy tuyệt đối tuân thủ đúng các bước mà Đại Gia Vinh đưa ra sau đây:

Bước 1: vệ sinh sạch sẽ sàn bê tông đồng thời khắc phục các vết lồi lõm trên mặt sàn. Mặt sàn sẽ không đạt được tính thẩm mỹ và không đạt chất lượng cao nếu như khâu đầu tiên này bạn làm qua loa, thiếu cẩn trọng.

Bước 2: chính vì mặt sàn rất ẩm nên bạn cần phải làm khô nó trước, có thể dùng khí gas chuyên dụng để làm khô. Công đoạn này sẽ giúp giảm thiểu lượng ẩm tức thời, khiến cho quá trình thi công bả chống ẩm thuận lợi và đạt kết quả cao hơn.

Bước 3: cần phải trám vá bề mặt sàn bằng vật liệu epoxy chống ẩm 2 thành phần chuyên dụng. Đây là nhân tố cơ bản để sơn sàn của bạn không bị phồng rộp khi gặp độ ẩm.

Bước 4: phủ toàn bộ bề mặt sàn bằng vật liệu epoxy chống ẩm. Thông thường bạn phải để chiều dày của lớp bao phủ này đạt 1mm mới có thể khiến sàn chịu được ẩm và bảo vệ lớp sơn của bạn mới sơn lên.

Bước 5: tiến hành gạt sơn lót epoxy theo đúng quy trình cân bằng sàn.

Bước 6: nếu như ở những môi trường bình thường sơn sàn chỉ cần 5 bước trên là đủ nhưng ở môi trường này cần phải thực hiện thêm 2 bước nữa thì mới có thể hoàn chỉnh sơn sàn. Ở bước này bạn cần gạt tiếp 2 lớp sơn phủ, xả nhám bề mặt sau mỗi lớp.

Bước 7: sử dụng con lăn rulo chuyên dụng dành cho thi công sơn sàn epoxy lăn hoàn thiện. Thao tác cần phải thực hiện rất cẩn thận, tỉ mỉ và cần một chút khéo léo nữa để không bị lộ các dấu rulo và làm giảm tính thẩm mỹ của sàn.

Bằng những kinh nghiệm của mình, Sơn Epoxy GREENZONE  đã chia sẻ cho bạn bí quyết tiến hành sơn epoxy cho khu vực ẩm thấp để đạt kết quả cao và hoàn toàn có thể khắc phục được hầu hết các điều kiện bất lợi từ đó hạn chế rủi ro và mang đến cho bạn một bề mặt sàn bền đẹp. Chúc bạn thành công và mong nhận được sự quan tâm và sử dụng các sản phẩm sơn sàn công nghiệp của quý khách hàng.

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:

- HOTLINE: 094 5555 388
- Địa chỉ: Ô 32, liền kề 16, Khu đô thị mới An Hưng, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
- Tel: 0246 6743 888
- Email: greenzone.0505@gmail.com